Góp vốn bằng tiền mặt và trả lại bằng tài sản vô hình

Question

Chào luật sư

Tôi có vấn đề xin luật sư tư vấn giúp: công ty tôi là công ty TNHH một thành viện. Công ty tôi hiện có nhận góp vốn bằng tiền mặt có một cá nhân khác ngoài công ty. Nhưng sau đó cá nhân này lại nhận lại vốn góp của họ không phải là tiền mặt mà là một lô đất tương đương với giá trị vốn góp lúc đầu.

Tôi xin hỏi luật sư là trong trường hợp này thì công ty có phải xuất hóa đơn không?, thủ tục liên quan đến trình tự nhận và trả vốn góp này như thế nào? các khoản thuế phải nộp?

Xin cảm ơn luật sư

in progress 0
cobetinhyeu 7 năm 1 Answer 20 views 0

Answer ( 1 )

  1. Theo điều 36 và 37 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định tài sản góp vốn:
     “Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
    1. Thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
    a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    – Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
     b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
    – Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
     2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
    Điều 37. Định giá tài sản góp vốn
    1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
    2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
    Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
    3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
    Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
    Hóa đơn chứng từ đối với tài sản góp vốn:
     Theo điểm 2.15 phụ lục 04 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
     
    2.15. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
    a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
    a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
    a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.
     
    b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:
    b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
     
    Căn cứ các quy định nêu trên, Hồ sơ góp vốn bằng TSCĐ gồm:
     
    1. Nếu là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
     
    Theo khoản 13 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013: Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
    13. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
    – Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.
    +) Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là:
    – Biên bản chứng nhận góp vốn
    – Biên bản giao nhận tài sản.
    Theo khoản 7 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính:
    Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
    a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào DN phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
     
    III. Góp vốn bằng tài sản có phải xuất hóa đơn?
     Theo Công văn 3422/TCT-CS ngày ngày 06/09/2010 của Tổng cục thuế gửi: Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai :
     Căn cứ các hướng dẫn nêu trên:
    Trường hợp Công ty TNHH góp vốn bằng TSCĐ (như nhà) để thành lập doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản đó và thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho Công ty nhận góp vốn. Công ty góp vốn không phải xuất hóa đơn và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
    1. Về thuế GTGT:
    Căn cứ vào thông tư 219/2013/TT_ BTC, điều 4, khoản 8, quy định về các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
    ” 8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

    d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
    Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân rút vốn khỏi Công ty xét về bản chất thuộc về các giao dịch tài chính giống như khi chuyển nhượng vốn được quy định trên đây. Theo đó, việc rút vốn khỏi Công ty không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
     2. Về hóa đơn:
    Căn cứ vào thông tư 39/2014/TT_BTC, phụ lục IV,  khoản 2.15 về hướng dẫn xuất hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
    b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:
    b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
    b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
    Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.”
    Căn cứ theo quy định trên thì trường hợp cá nhân rút vốn khỏi Công ty tương đồng với việc điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán độc lập (phần b.2 đoạn 2). Do đó, Công ty phải xuất hóa đơn, phần thuế xuất và tiền thuế GTGT không ghi gạch chéo.
    Lưu ý, khi rút vốn khỏi Công ty, kèm theo hóa đơn GTGT, các hồ sơ khác cần phải chuẩn bị như sau:
    1.Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết;
    2.Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Leave an answer

Browse
Browse