Giấy tờ cần thiết khi đưa sản phẩm ra thị trường
Chào luật sư. Thứ nhất: Hiện tôi đang có nhu cầu đưa sản phẩm ớt bột, hành khô, nấm linh chi… ra thị trường. Với sản phẩm này cty thu mua và chế biến. Xin hỏi luật sư tôi muốn đưa sản phẩm này ra thị trường thì cần làm giấy tờ gì? Thứ hai: hiện công ty tôi nhập khẩu ớt bột ở dạng đóng bao 20kg/bao, tôi muốn đóng gói theo quy cách 0,5kg/ túi, 1kg/ túi… và bao bì thể hiện made in việt nam, mã vạch 089. Vậy tôi cần làm thủ tục và giấy tờ gì?
Answers ( 2 )
Đầu tiên, Công ty bạn cần có chức năng sản xuất và bán các mặt hàng này (có mã ngành đăng ký phù hợp trong Giấy ĐKKD)
Tiếp theo bạn tiến hành Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn tại Thông tư 19/2012/TT-BYT
“Điều 4. Trình tự, hồ sơ công bố hợp quy
1. Trình tự công bố hợp quy:
a) Bước 1: Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký được quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố hợp quy:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP);
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Điều 5. Trình tự, hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
1. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
c) Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả.”
Hàng hóa khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng, có dán tem chứng nhận chất lượng theo quy định.
Về nguồn gốc hàng hóa bạn phải có đầy đủ cơ sở chứng minh, các hợp đồng thu mua của công ty.
Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, tôi trả lời như sau: Hồ sơ công bố thực phẩm gồm
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điểu kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chứng nhận về độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật;
– Bản gốc hoặc bản sao chứng thực kết quả kiểm nghiệm (Test Report) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
– Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nơi xuất xứ;
– Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.