ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VN

Question

Thưa luật sư, Mình đang làm việc tại công ty TNHH một thành viên vốn 100% nước ngoài. Chủ doanh nghiệp là một người nước ngoài. Ngành nghề hoạt động là cung cấp dịch vụ thực hiện lập trình, dịch vụ bảo dưỡng hệ thống và tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính. Hiện tại, có một cá nhân người nước ngoài muốn đầu tư vào công ty mình. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp:                                                                                                                                                                                                   Mức tối thiểu / tối đa mà cá nhân người nước ngoài có thể đầu tư vào công ty mình?  Tiến trình thủ tục xin giấy phép như thế nào? Thời gian thực hiện? Có sự khác biệt giữa cá nhân người nước ngoài và công ty nước ngoài khi đầu tư vào công ty mình?                                                                                                                                                                                     Cảm ơn luật sư nhiều.

in progress 0
tracytran7 7 năm 2 Answers 22 views 0

Answers ( 2 )

  1. Hiện tại mô hình đầu tư của doanh nghiệp bạn là công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu 100% vốn đầu tư của nhà nước ngoài

    Nếu nhận thêm nhà đầu tư mới thì doanh nghiệp phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh loại hình doanh nghiệp. Luật không giới hạn số lượng tối đa của các nhà đầu tư, nhà chỉ quy định số lượng tối đa và tối thiểu của các thành viên/cổ đông góp vốn đối với công ty TNHH và cổ phần.

     

  2. Mô hình hiện tại của doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài (tổ chức nước ngoài theo khoản 1 thông tư 31/2010/TT-BTC). Người nước ngoài muốn đầu tư góp vốn/mua phần vốn góp vào công ty bạn thì

    1.     nhà đầu tư nước ngoài phải

    –         b1: tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    –         b2: thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn/mua phầ n vốn góp:

    hồ sơ đăng ký góp vốn/mua phần vốn gópvà nộp tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty bạn đặt trụ sở chính

    –         văn bản đăng ký góp vốn/mua phần vốn góp

    –         bản sao CMND/ hộ chiếu/thẻ căn cước của NĐT nước ngoài

    2.     công ty bạn phải đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên.

    Khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2015 quy định thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt: “Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.”

    Hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

    –  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    –  Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên;

    –  Danh sách thành viên và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (hộ chiếu);

    –  Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng

    – Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân

    Khoản 3 điều 22 luật đầu tư quy định Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    “a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

     

Leave an answer

Browse
Browse