Chuyển vốn góp của mẹ sang con trong công ty TNHH

Question

Trước đây khi thành lập công ty TNHH do nhiều lý do nên mẹ đẻ của tôi đứng tên. Nay tôi muốn chuyển tên mẹ tôi sang tên của tôi để hợp lý hóa (do mẹ tôi tuổi cao). Vậy xin hỏi

– Trong trường hợp này thì tôi hoặc mẹ tôi có thể làm giấy tờ thừa kế (mẹ cho con số vốn góp đó) để từ đó thay tên mẹ tôi bằng tên tôi trong GP ĐKKD của công ty

– Nếu làm giấy tờ thừa kế như vậy thì có mất tiền thuế TNCN khi chuyển vốn góp đó không ?

– Nếu không thể làm giấy tờ thừa kế thì hai mẹ con phải làm giấy tờ mua bán vốn góp đó ? Vậy giá trị mua bán có thể lấy bằng giá trị vốn góp ban đầu khi thành lập công ty được ko (ban đầu tổng vốn công ty là 1 tỷ, nay tăng lên 20 tỷ, tôi chỉ có mấy % trong số đó)

in progress 0
hminh2005 7 năm 3 Answers 22 views 0

Answers ( 3 )

  1. Chào bạn,

    1/ Thừa kế chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người có tài sản chết nên không phù hợp với mong muốn của bạn sở hữu, quản lý ngay công ty.

    2/ Để nắm công ty thì bạn phải là bên nhận lại vốn từ mẹ bạn. Việc chuyển giao có thể thông qua mua bán hoặc tặng cho số vốn góp của mẹ bạn. Giá trị vốn góp do các bên tự thỏa thuận. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước tùy thuộc vào giá trị và phương thức chuyển giao vốn góp.

  2. Thứ nhất, theo quy định điều 636 của BLDS 2005 quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, nếu mẹ bạn làm di chúc để lại số vốn góp đó cho bạn thì khi mẹ bạn còn sống thì mẹ bạn vẫn là người có quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Và chỉ khi mẹ bạn mất thì bạn vơi tư cách là người thừa kế mới được thừa kế các quyền và nghĩa vụ về số vốn góp đó. Do vậy, nếu bạn muốn đứng tên số vốn góp đó và công ty ngay thì cách này không phù hợp.

    Thứ hai, bạn có thể yêu cầu mẹ bạn chuyển nhượng lại hoặc tặng cho bạn phần vốn góp đó.

    Khoản 5 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2015 quy định: “Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

    Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty”.

    Sau khi được chuyển nhượng/tặng cho phần vốn góp, công ty phải làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên. Công ty cần chuẩn bị giấy tờ sau và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh:

    –         Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với cá nhân; phần vốn góp của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng;  Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng; Thời điểm thực hiện chuyển nhượng;  Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    –         Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng/ hợp đồng tặng cho phần vốn góp;

    –         Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    –         Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người nhận chuyển nhượng phần vốn góp

    Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  3. Xin cảm ơn các ý kiến của các Luật sư.

    Hiện tôi sẽ dự định thực hiện theo PA mẹ nhượng lại cho con số CP đó. Tuy nhiên xin hỏi về giá trị chuyển nhượng (vì có liên quan đến thuế, nếu có).

    Công ty khi chúng tôi thành lập cách đây hơn 10 năm chỉ có vốn 2 tỷ (mẹ tôi có 8%). Nay sau nhiều lần điều chỉnh thì vốn đã lên 10 tỷ. Vậy giá trị chuyển nhượng đúng bằng giá trị vốn hiện nay (theo tỷ lệ cố phần nắm giữ) tương đương là 800 tr. Khi chuyển nhượng như vậy có nghĩa là bán hòa và về nguyên tắc tôi không phải đóng thuế thu nhập CN khi nhận chuyển nhượng này ?

     

Leave an answer

Browse
Browse