Chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập

Question

Chào Luật sư!

Cty e là Cty CP được thành lập từ năm 2007. Hiện nay, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần cho một cổ đông sáng lập khác có được ko ah? Thủ tục như thế nào?

Thuế TNCN đối với các cổ đông tính ra sao ah?

Trường hợp, muốn chuyển nhượng cổ phần nhưng không muốn liên quan đến thuế TNCN thì mình nên làm theo hình thức nào?

Mong Luật sư tư vấn giúp e! Thanks.

in progress 0
hienhdat 7 năm 3 Answers 32 views 0

Answers ( 3 )

  1. Chào bạn!

    – Thứ nhất, Theo quy đinh của luật doanh nghiệp hiện hành thì “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông…”. Công ty bạn đã thành lập từ năm 2007, như vậy, đến nay, cổ đông sáng lập đã được tự do chuyển nhượng cổ phần của cho cổ đông sáng lập khác cũng như cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp

    – Thứ hai, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Và thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn trong trường hợp của bạn là 20%.

    Trân trọng!

     

  2. Chào bạn!

    Trường hợp của bạn mình xin tư vấn như sau

    – Thứ nhất: Thủ tục chuyển nhượng

    + Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

    + Quyết định của ĐHĐCĐ  việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

    + Thông báo lập sổ đky cổ đông lần 2

    + Danh sách cổ đông sáng lập sau khi chuyển nhượng cổ phần

    + Hợp đồng chuyển nhượng

    + Xác nhận thanh toán

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    => Gửi hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư (bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận và viết phiếu hẹn

    – Thứ 2: Không muốn liên quan đến thuế

    Ban để giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng bằng với giá trị số cổ phần chuyển nhượng, như thế không phát sinh thu nhập từ việc chuyển nhượng thì không phải nộp thuế TNCN. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ đến sở KH-ĐT, họ sẽ tự động đẩy thuế cho bạn vì bây giờ giữa sở KH-ĐT vs Thuế đã có cơ chế liên thông.

  3. Thứ nhất, tại Khoản 3 Điều 119 luật doanh nghiệp quy định; “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”.

    Như vậy, đến nay, các cổ đông sáng lập công ty bạn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỹ một cổ đông sáng lập khác hoặc cá nhân tổ chức khác

    Theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi

    Theo hướng dẫn khoản 1 điều 5 TT 20/2015/TT-BKHĐT thì trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần, doanh nghiệp thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần chưa niêm yết.

    Nếu công ty bạn chưa niêm yết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau và thông báo đén phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh:

    Hồ sơ gồm:

    –         Giấy thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

    –         Danh sách thông tin cổ đông sáng lập khi đã thay đổi

    –         Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng

    Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Thứ hai, theo quy định thông tư 111/2012/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (khoản 4 điều 2 TT 111/2013/TT-BTC

    Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp= giá chuyển nhượng (theo hợp đồng) – giá mua của phần vốn chuyển nhượng – các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn

     

Leave an answer

Browse
Browse