Chồng làm giám đốc! vợ làm kế toán trưởng được không?
Chào các anh chị!
Mình mới tiến hành thành lập công ty. Củng chưa rỏ về thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng nhu thế nào?
Vợ em học quản trị kinh doanh có học thêm khoá kế toán căn bản. Em có một thắc mắc nhỏ đó là : có thể bổ nhiệm vợ em làm kế toán trưởng được không ạ? Thủ tục bổ nhiệm ra sao?
Answer ( 1 )
Theo Điều 52 Luật kế toán 2015
”Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”
Chỉ doanh nghiệp tư nhân và TNHH 1 TV mới có thể để vợ của Giám đốc làm kế toán, đối với các loại hình khác không được phép.
Ngoài ra để được làm kế toán trưởng nên tham khảo thêm các điều kiện quy định tại thông tư Số 13/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH
“1. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
a) Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
– Về đạo đức: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước.
– Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, điểm 2, tiết a, b của điểm 3 và điểm 4, phần I của Thông tư này và kế toán trưởng của công ty con phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên;
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại tiết c, d của điểm 3, điểm 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này và kế toán trưởng các công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
+ Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước và kế toán trưởng công ty mẹ phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.
Riêng đối với kế toán trưởng là người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác giao dịch và làm việc.
– Về thời gian công tác thực tế về kế toán:
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, điểm 2, tiết a, b của điểm 3 và điểm 4, phần I của Thông tư này và kế toán trưởng của công ty con phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm nếu có trình độ đại học; trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại tiết c, d của điểm 3, điểm 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này và, kế toán trưởng của các công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm nếu có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp; đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm;
+ Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước và kế toán trưởng của công ty mẹ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là năm năm trở lên.
b) Điều kiện để được bổ nhiệm kế toán trưởng
– Phải có các tiêu chuẩn quy định tại tiết a, điểm 1, phần III của Thông tư này;
– Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trước ngày Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành theo quy định tại Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng ban hành kèm theo Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và Quyết định số 769 TC/QĐ/TCCB ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
– Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.