Cần làm gì để tránh rủi ro pháp lý đối với cổ đông công ty cổ phần?

Question

Kính gửi Luật sư

Công ty em là cty cp thành lập từ tháng 4-2016 đến nay. cty có 4 cổ đông sáng lập. em là CTHĐQT

đại diện pháp luật là ng khác. nay do cty làm ăn không hiêu quả e và 2 cổ đông còn lại không muốn tham gia điều hành nữa, nhường lại toàn bộ quyền quyết định cho giám đốc. vậy ls cho em hỏi, e và 2 cổ đông kia cần làm những văn bản hay cam kết gì để tránh những rủi ro về mặt pháp lý cũng như kinh tế mà giám đốc tự làm ạ. kính mong luật sư tư vấn ạ!

em xin chân thành cảm ơn ạ

in progress 0
dangquan1985 7 năm 2 Answers 20 views 0

Answers ( 2 )

  1. Căn cứ vào Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc CTCP như sau :

    “1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

    Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

    Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

    b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

    c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

    d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

    đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

    e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    g) Tuyển dụng lao động;

    h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

    i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

    4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.”

    Như vậy , quyền và nghĩa vụ của Giám đốc , Tổng giám đốc CTCP phải được ghi nhận trong Điều lệ công ty , hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị , không trái với quy định của pháp luật . Mọi thay đổi về  quyền vả nghĩa vụ của Giám đốc CTCP phải được thông qua thủ tục họp Hội đồng quản trị và được ghi nhận tại nghị quyết của Hội đồng quản trị , có sự cam kết về trách nhiệm của Giám đốc trước mọi  vi phạm trong quá trình điều hành việc kinh doanh của công ty. Bởi vậy , nếu Giám đốc công ty bạn có sự vi phạm sẽ xử lý theo quy định tại Điều lệ hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết .

  2. Nếu không muốn nhận rủi ro pháp lý, và kinh tế thì bạn và hai cổ đông kia có thể thỏa thuận chuyển nhượng hoàn toàn phần cổ phần của mình cho cổ đông là giám đốc.

    Còn nếu bạn và hai cổ đông vẫn là cổ đông của công ty, thì nếu giám đốc thực hiện đúng quyền hạn được quy định theo điều lệ của công ty thì ba bạn vẫn phải chịu rủi ro về kinh tế, nếu có một quyết định nào được đại hội đồng cổ đông thông qua mà vi phạm pháp luật thì ba bạn vẫn phải chịu rủi ro pháp lý và kinh tế.

     

Leave an answer

Browse
Browse