GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TIỀN MẶT ĐƯỢC KHÔNG?

Question

Thưa Luật sư!

Cháu cũng mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều nên có nhiều thứ cháu chưa nắm rõ và cần học hỏi. Cháu mong luật sư tư vấn giúp cháu.

Công ty cháu là công ty TNHH  thành lập từ tháng 05/2013 gồm 2 thành viên góp vốn, vốn điều lệ là 1 tỷ. Nhưng 2 thành viên này mỗi người chỉ mới góp 300tr đồng. Giờ doanh nghiệp đang cần tiền nên cháu làm phiếu thu mỗi người 50tr đồng bằng tiền mặt trực tiếp không qua chuyển khoản.

nhưng sau đó Cháu tham khảo thì được biết tại “điểm 1, điều 6, chương 2 của nghị định Số: 222/2013/NĐ-CP” thì thấy phải thanh toán qua ngân hàng. Nhưng giờ đã là tháng 7 nếu có chuyển khoản thì không đúng chứng từ kế toán.

luật sư cho cháu hỏi có luật nào cho góp vốn bằng tiền mặt trực tiếp không?

Cháu mong luật sư tư vấn giúp cháu.

in progress 0
cakinhkt2013 7 năm 18 Answers 53 views 0

Answers ( 18 )

  1. Theo quy định của Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt thì “các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”.

    Giải pháp cho bạn: lập quyết định về việc hủy giao dịch góp vốn nói trên do không tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán, công ty tiến hành trả lại tiền cho người góp vốn, sau đó các cổ đông công ty tiến hành nộp tiền góp vốn vào công ty qua tài khoản như quy định.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.

  2. Trước ngày 01/03/2014, việc góp vốn của các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thành toán bằng tiền mặt. Sau ngày này, theo quy định của Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt: “Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”. Chủ thể được hướng đến trong quy định này là doanh nghiệp, không phải là cá nhân thành viên góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có Thông tư chi tiết hướng dẫn quy định này. Do đó, để tránh rủi ro pháp lý, hoạt động góp vốn hiện nay nên thực hiện qua ngân hàng.

    Về việc xử lý phiếu thu 50 triệu đồng bạn đã lập trước đó, bạn nên tham khảo các nghiệp vụ kế toán để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật kế toán bạn nhé.

  3. Chào bạn!

    – Vậy là các thành viên công ty bạn vẫn góp chưa đủ vốn điều lệ đã đăng ký bạn và thành viên còn lại phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn theo điều lệ công ty quy định.

    –  Việc góp vốn bằng tiền mặt không có gì sai nhưng bạn cần lưu ý góp vốn vào công ty vì vậy bên nhận tiền là công ty chứ không phải bạn vì vậy biên nhận nhận tiền phải do người đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu nội dung ghi là tiền góp vốn vào công ty.

  4. Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt quy định: “Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”.

    Được biết, Bộ Tài chính đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn về quy định nêu trên.

    Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định về hồ sơ và điều kiện cấp Giấy CNĐKDN

    Việc doanh nghiệp thực hiện giao dịch góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần có bằng tiền mặt hay không, không phải là cơ sở pháp lý để được cấp Giấy CNĐKDN.

     

  5. Chào các Bác!

    Theo ý kiến của tôi thì luật doanh nghiệp có quy định rõ về thời hạn góp vốn thành lập công ty là trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, trong danh sách này có cột “thời điểm góp vốn” và thời điểm này thường được ghi trước ngày được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.  Như vậy trước khi có giấy phép thành lập thì doanh nghiệp làm gì đã có tài khoản ở ngân hàng để các thành viên hoặc cổ đông góp vốn qua ngân hàng.

    Thông thường thì các cổ đông hoặc thành viên góp vốn bằng tiền mặt và người đăng ký đại diện doanh nghiệp lập biên bản góp vốn để xác nhận cổ đông đã góp đủ vốn hoặc một phần vốn đã đăng ký.

    Nếu theo quy định của Nghị định này “Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”. thử hỏi có phù hợp với luật doanh nghiệp và chính sách khuyến khích đầu tư hay không? Đúng là một vòng luẩn quẩn.

     

  6. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, trong danh sách này có cột “thời điểm góp vốn” và thời điểm này thường được ghi trước ngày được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.  Như vậy trước khi có giấy phép thành lập thì doanh nghiệp làm gì đã có tài khoản ở ngân hàng để các thành viên hoặc cổ đông góp vốn qua ngân hàng.

    theo mình nghĩ ” thời điểm góp vốn” trong mẫu đăng kí doanh nghiệp là thời điểm trong tương lai, là thời gian cam kết góp đủ số vốn góp đã cam kết..

     

  7. Cho em hỏi trường hợp công ty em thành lập vào 25/03/2014, cty em góp vốn = tiền mặt mất khoảng 200 triệu để thanh toán các khoản như thuế môn bài, mua hàng với các hóa đơn <20.000.000 và các chi phí phát sinh trong công ty như mua chứng thư số, mua bàn ghế, văn phòng phẩm,… tính đến thời điểm này thì cty em đã hoàn thành việc góp vốn theo QĐ đối với công ty CP, nhưng khi e làm sổ sách thì tiền mặt bị âm ngay từ đầu, nếu em bỏ bút toán góp vốn = TM là 20 triệu trên, luật sư cho em hướng giải quyết với ạ

     

  8. Thưa Luật sư, công ty tôi là công ty TNHH thành lập tháng 10/2013 với VĐL là 8 tỷ đồng, Giám đốc góp vốn 8 tỷ bằng tiền mặt. Như vậy có đúng quy định không ạ? Xin giải thích giúp. Cảm ơn Luật sư!

     

  9. Theo quy định của Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt thì “các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp” (khoản 1 Điều 6).

    Bạn căn cứ quy định trên để đề xuất lãnh đạo công ty thực hiện cho đúng nhé.

    Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

  10. Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt thì “các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”.

    Theo tôi thì nếu doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn và chuyển nhượng góp vốn thì phải chuyển khoản. Còn trường hợp Cá nhân góp vốn vào công ty thì không có quy định phải chuyển khoản.

     

  11. Câu hỏi của bạn thì ở trên các luật sư có trả lời rồi, vui lòng đọc kỹ lại nhé.

  12. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì  . Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty
     
    Như vậy, việc Giám đốc công ty bạn góp vốn bằng 8 tỷ Việt Nam đồng là phù hợp với quy định của pháp luật về tài sản được sử dụng để góp vốn.
     
    Tuy nhiên, về cách thức góp vốn thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Hiện tại chỉ mới dừng lại ở việc ban hành Nghị định số 222/2013/ NĐ – CP với nội dung là Trước ngày 01/03/2014, việc góp vốn của các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thành toán bằng tiền mặt. Sau ngày này, theo quy định của Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt: “Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp”.
     
    Có thể thấy Chủ thể được hướng đến trong quy định này là doanh nghiệp, không phải là cá nhân thành viên góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có Thông tư chi tiết hướng dẫn quy định này. Do đó, để tránh rủi ro pháp lý, hoạt động góp vốn hiện nay nên thực hiện qua ngân hàng.

  13. Có thông tư Số: 09/2015/TT-BTC hướng dẫn về điều 6 của nghị định 222/2013

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này hướng dẫn hình thức thanh toán của doanh nghiệp trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác; và hình thức thanh toán của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng trong quan hệ vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch quy định tại Điều 1 Thông tư này.

    Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác

    1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

    2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

    a) Thanh toán bằng Séc;

    b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

    c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

    3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    Như vậy chốt lại là cá nhân góp vốn đề thành lập doanh nghiệp vẫn bằng tiền mặt là đúng luật có phải không?

  14. Trường hợp của bạn vẫn góp bằng tiền mặt bình thường, vì:

    Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 222 áp dụng cho đối tượng là Doanh nghiệp góp vốn chứ không phải cá nhân góp vốn. Điều 3 Thông tư số 09/2015 của Bộ Tài chính đã quy định rõ: việc chuyển khoản áp dụng trong trường hợp Doanh nghiệp góp vốn, mua bán chuyển nhượng vốn góp vào doanh nghiệp khác.

  15. Bác hải trả lời hay, câu chữ trong Thông tư vậy mà em chưa nhìn nhận ra, nhờ bác nói em đã hiểu. Tks bác

     

  16. Thưa Luật sư, Công ty bên mình được thành theo giấy phép tháng 11/2014 hoạt động chính là lập trình phần mềm, đăng ký ban đầu là Công ty TNHH MTV do 1 sếp người Việt đứng tên ( nhưng chính xác chủ sở hữu của 1 sếp Singapore) , ngay sau đó bên mình chuyển khoản toàn bộ vốn điều lệ  vào TKtiền USDcủa DN nhưng do 1 cty tại Hongkong chuyển khoản số tiền này(Cty này giống như chủ đầu tư của Cty mình tại VN). Không biết như vậy có hợp lệ để hạch toán theo luật thuế Việt Nam hay không? Và nếu bây giờ bên mình muốn chuyển thêm tiền vào tài khoản ngân hàng của DN mình theo cách này thì có vấn đề gì không? Xin Luật sư giải thích giúp. Cám ơn Luật sư.

  17. Dear anh chị,

    Theo bài đọc và ý kiến của nhiều luật sư, vậy công ty em hiện tại muốn thành lập năm 2016 là công ty TNHH MTV, em có số vốn điều lệ 1tỷ.

    Vậy em vẫn có thể nộp tiền mặt vào tài khỏan góp vốn , còn lại em góp vốn bằng tiền mặt được không ạ?

    Và số tiền nộp vào tài khỏan có phải bắt buộc tối thiểu bao nhiêu số với số vốn đăng ký trên giấy phép không ạ?

  18. Tôi cũng nghĩ như bạn, vì TT09 chỉ quy định đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp khác.

Leave an answer

Browse
Browse